Trong quá trình hoạt động ngoại khóa và thực hiện các dự án xã hội, việc có sự đồng hành của một người Mentor sẽ giúp bạn có những bước đi vững chắc và hoạt động ngoại khóa có chủ đích. Tuy nhiên làm sao để làm việc hiệu quả với Mentor và gìn giữ mối quan hệ Mentor – Mentee luôn là thắc mắc của nhiều bạn học sinh.
Vì vậy, trong bài viết này, GSCP sẽ chia sẻ tới các bạn cách để làm việc thật hiệu quả với Mentor. Hãy cùng đón đọc nhé!
Để bắt đầu mối quan hệ Mentor – Mentee, bạn cần chủ động kết nối với Mentor. Hãy chia sẻ với Mentor những vấn đề bạn đang gặp phải khi hoạt động ngoại khóa và cho Mentor thấy bạn đang cần sự giúp đỡ từ các anh chị. Với những kinh nghiệm dày dặn của mình, Mentor sẽ không ngần ngại chia sẻ và cho bạn những định hướng đúng đắn, vì vậy, hãy giữ một tâm thế sẵn sàng học hỏi và chủ động làm việc cùng Mentor.
Để khai thác mối quan hệ Mentor – Mentee hiệu quả, bạn cần xác định rõ mình đang thiếu sót hoặc gặp vấn đề ở đâu và cần Mentor giúp đỡ ở điểm nào. Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những yếu tố thể hiện kỹ năng và sự hiểu biết của bạn, vì vậy, đừng chỉ lắng nghe mà hãy học cách đặt câu hỏi một cách khôn ngoan, xác định rõ mục đích trước khi hỏi (bạn có thế áp dụng kỹ thuật tư duy 5W1H) và hãy cố gắng đặt những câu hỏi mở với Mentor như: “.. như thế nào? Anh/chị nghĩ sao về vấn đề…? Tại sao…?”.
Bên cạnh những cuộc trò chuyện về công việc, bạn nên học cách bộc lộ cảm xúc và thể hiện sự quan tâm tới Mentor. Hãy mạnh dạn chia sẻ những câu chuyện cá nhân, những băn khoăn cũng như dự định của bạn, điều này sẽ giúp bạn hiểu Mentor nhiều hơn và có những khai thác hiệu quả mối quan hệ này. GSCP tin chắc, anh chị sẽ không ngần ngại quan tâm và dành tình yêu thương cho bạn. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên hỏi han tình hình của Mentor và thể hiện sự biết ơn trong một số những dịp quan trọng. Hãy chân thành và khiêm tốn, bạn sẽ kết nối được cảm xúc với Mentor.
Để Mentor trở thành người đồng hành, người anh chị giúp đỡ bạn trong những hoạt động ngoại khóa và dự án xã hội, bạn nên cập nhật tình hình của mình một cách thường xuyên với Mentor. Hãy tạo dựng một mối quan hệ Win – Win (đôi bên cùng có lợi), hãy cho Mentor thấy bạn có thể đem giá trị gì tới cho họ và từ những lời khuyên của họ, bạn đã phát triển như thế nào. Và một nguyên tắc quan trọng để mối quan hệ này lâu dài chính là sự bình đẳng, hãy học cách lắng nghe đối phương một cách thiện chí, không phán xét và trân trọng những chia sẻ, lời khuyên của Mentor.
Trên đây là một số những chia sẻ để bạn có thể làm việc hiệu quả với Mentor, mong rằng với Mentoring bạn có thể phát triển bản thân và hoạt động ngoại khóa hiệu quả.
Bài viết được chia sẻ bởi https://veo.com.vn/du-an-xa-hoi/
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: https://veo.com.vn/hoat-dong-ngoai-khoa-cung-mentor-tai-sao-khong/