Du Lịch Vùng Cao An Toàn, Hiệu Quả

Du lịch vùng cao an toàn, hiệu quả bạn không nên bỏ qua để có một chuyến đi “để đời”, trọn vẹn và ý nghĩa.

Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp các bạn có được một chuyến đi du lịch vùng cao an toàn thành công và hạn chế được những “rủi ro”.

Để có được một chuyến đi du lịch vùng núi cao hiệu quả bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng – những “cẩm nang” gối đầu không thể thiếu đối với những chuyến đi xa.

Tìm hiểu trước địa điểm sẽ đến:

Sẽ không bao giờ là thừa khi chúng ta tìm hiểu trước thông tin về địa điểm.“Địa điểm ấy là vùng núi cao hay bản làng giáp biên giới?”,  “Đời sống người dân ở đó như thế nào?”, “Thời tiết ra sao?”,  “Tập tục văn hóa của những người dân như thế nào?”,…Những thông tin này, có thể dễ dàng tìm thấy trên web, các hội review và bạn bè của mình.

Nắm chắc thông tin địa điểm bạn sẽ chủ động hơn để chuẩn bị những bước tiếp theo của chuyến đi.

“Bí Kíp” Du Lịch Vùng Cao An Toàn, Hiệu Quả

Chuẩn bị các vật dụng cần thiết trước khi lên đường

Một chuyến đi thường sẽ kéo dài 2 – 3 ngày. Do đó, cần chuẩn bị những vật dụng cá nhân, hành lý mang theo đảm bảo quá trình sinh hoạt.

Về tư trang, hành lý cá nhân:

Ba lô du lịch: Không nên dùng loại quá to hoặc quá cồng kềnh. Nên dùng loại có dây thắt bụng để cố định ba lô, giúp quá trình di chuyển dễ dàng hơn.

Quần áo: Bạn nên mang theo khăn và áo ấm nếu đi vào dịp thu đông. Những nơi rét 5 độ C – 10 độ C có thể khiến bạn lạnh cóng. Chuẩn bị dư các thứ khác như: quần áo nhỏ, tất để thay khi bị ướt do mưa gió. Khăn quàng cổ, mũ đội đầu, găng tay bảo hộ cũng là những vật dụng không thể thiếu.

Đồ dùng cá nhân: Kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, xà phông, đèn pin, bật lửa, giầy, dép,… là những vật dụng thiết yếu hằng ngày. Bỏ chúng vào một ngăn nhỏ bên ngoài ba lô để tiện lấy và sử dụng mỗi ngày.

Lương thực: Để phòng việc không quen với các thức ăn vùng cao, bạn cần chuẩn bị sẳn thêm một ít bánh kẹo, lương khô, nước uống, mì ăn liền, C sủi… để có thể “kịp thời chữa cháy” trong mọi hoàn cảnh và đôi khi nó còn có tác dụng khác.

Về các đồ dùng, vật dụng khác:

Thuốc chống say xe, băng dán, dụng cụ y tế,…

Bạn cũng đừng quên mang theo cuốn sổ nhỏ, cây bút, máy nghe nhạc, máy chụp ảnh hay điện thoại… để ghi lại lịch trình và nhật ký của chuyến đi du lịch tình nguyện. Sẽ thú vị nếu sau này bạn xem lại nó qua những vật dụng ấy.

Những lưu ý trong quá trình du lịch vùng cao an toàn:

  1. Lưu ý về thời gian để không phải di chuyển trong trời tối.
  2. Tùy theo tình hình thời tiết để mặc các trang phục hợp lý, lịch sự nhưng đảm bảo sức khỏe.
  3. Nên chọn và mang những đôi giầy ít trơn trượt. Không nên mang giầy cao gót đối với nữ. Mang dép đối với những vùng đất ướt trũng.
  4. Mặc áo, quần dài tay, thuốc chống côn trùng bò lên người khi di chuyển trong các tuyến rừng.
  5. Đi cùng đoàn, người dẫn đường để tránh trường hợp bị lạc hay gặp những sự cố đáng tiếc.
  6. Tránh trường hợp lựa chọn những nơi nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe để chụp ảnh, quay video,…
  7. Di chuyển bằng xe máy phải đảm bảo an toàn về cầm lái. Cần có những dụng cụ bảo hộ cần thiết để đảm bảo hành trình.

Một số việc cần phải làm khi đến nơi:

  1. Xuống xe, tập kết nhanh các vật dụng, hành lý theo sự phân công của các đơn vị, tổ chức.
  2. Thực hiện, các nhiệm vụ được tổ chức phân công (nếu có), đi dạo quanh một vòng ngôi nhà hay hội trường nơi ta đang ở để xem qua địa thế, địa điểm nơi tổ chức chương trình.
  3. Làm quen, hỏi chuyện cùng người dân địa phương, tránh các câu hỏi tế nhị hay không phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của người dân.
  4. Chia sẻ bánh, kẹo của mình mang theo cho các em nhỏ (nếu có)
  5. Có thể ghi lại những dòng cảm xúc hay hình ảnh của người dân và các em nhỏ vùng cao,…
  6. Đếm thăm các hộ dân hay trải nghiệm các công việc của người dân khi có sự dẫn dắt của trưởng đoàn và đại diện địa phương
  7. Tham gia các hoạt động của đoàn như lịch trình đề ra.

Tìm hiểu ngay các cơ hội tham gia du lịch tình nguyện ngay tại ĐÂY