Dự án ngoại khóa: Bạn là ai trong nhóm?

hoat-dong-ngoai-khoa-nhom

Để hoạt động ngoại khóa hiệu quả, các bạn học sinh không chỉ cần trau dồi các kỹ năng mềm như cân bằng thời gian, kỹ năng lãnh đạo…, mà còn cần những người cộng sự ăn ý.

Vậy, trong một dự án ngoại khóa, nhóm của bạn cần những ai? Và cụ thể bạn sẽ đóng vai trò gì trong nhóm? Hãy cùng tìm hiểu với GSCP nhé!

“ T – E – A – M” là gì?

Với trải nghiệm và kiến thức khác nhau, các bạn học sinh sẽ có những công thức khác nhau để làm việc nhóm hiệu quả. Trong bài viết này, GSCP sẽ đưa ra một lý giải về “TEAM”.

  • T – Target (mục tiêu): Trước khi bắt đầu triển khai công việc, bạn cần xác định mục tiêu cụ thể của nhóm. Nhóm của bạn sẽ làm được những gì trong một khoảng thời gian nhất định?
  • E – Empower (trao quyền): Trong quá trình làm việc nhóm, đôi khi sẽ xuất hiện tình trạng leader lạm quyền, giữa các thành viên không có sự bình đẳng và ý kiến không được lắng nghe. Điều này dẫn đến việc nhóm bạn chỉ hoạt động được trong một thời gian ngắn và dự án không thành công. Vì vậy, hãy học cách trao quyền. Mọi người đều có quyền nêu ý kiến và quyền đưa ra quyết định. Từ đó các thành viên sẽ hiểu được những điểm mạnh, điểm yếu của nhau.
  • A – Action ( cùng hành động): Sau khi bạn đã có đội nhóm, hãy bắt tay vào phân công công việc. Bạn cần đặt ra những dealine cụ thể cho nhiệm vụ của từng thành viên và cử ra một người “Nhắc việc”, phụ trách theo dõi tiến độ cả nhóm.
  • M – Management (quản lý): Để nhóm vận hành hiệu quả, bạn cần phân chia rõ ràng vai trò của từng thành viên và cố gắng theo dõi quá trình làm việc của từng người. Ngoài vị trí Leader, nhóm bạn nên có một thủ lĩnh tinh thần, người phụ trách khuấy động không khí nhóm.
hoat-dong-ngoai-khoa-nhom

TEAM của bạn cần những ai?

1. Người làm việc – The Contributor (70%)

The Contributor là nhóm người chiếm nhiều nhất trong nhóm. Đây là những người làm việc, đặc biệt có thế mạnh ở một kỹ năng nào đó. Họ muốn nhận được những công việc rõ ràng, và khi đã nhận được việc, họ sẽ không làm bạn thất vọng.

Trước một dự án, cả nhóm nên làm một khảo sát nhỏ về kỹ năng. Các bạn học sinh có thể ghi ra những kỹ năng mình có thể làm ở 3 mức: ổn, khá, và tốt. Một team cần đủ mọi kỹ năng cần cho dự án, sao cho mỗi người chỉ phụ trách ít phần việc nhất (một người làm một việc là tốt nhất), và phần việc đó ở mức kỹ năng càng cao càng tốt.

Ví dụ, bạn A có khả năng hậu cần rất tốt nhưng lại yếu ở mảng đối ngoại thì A sẽ tập trung vào phần việc mình làm tốt nhất, và có thể hỗ trợ các thành viên trong nhóm để trau dồi các nhóm kỹ năng khác.

2. Người hay hỏi – The Challenger (10%)

The Challenger là vai trò PHẢI có trong nhóm, nhưng không nhất thiết là một người riêng biệt.

The Challenger đóng vai trò phản biện, giúp cả team có một góc nhìn khác về những việc đang làm, để tránh “groupthink” – tư duy tập thể

Tư duy tập thể là một hiện tượng xảy ra khi một nhóm các cá nhân đạt được sự đồng thuận mà không có các bình luận gây tranh cãi. Tư duy tập thể dựa trên mong muốn chung là không làm đảo lộn sự cân bằng của một nhóm. Mong muốn này tạo ra nghị lực trong một nhóm và theo đó sự sáng tạo và tính cá nhân có xu hướng bị kìm hãm để tránh sự xung đột.).

Hãy học cách đặt câu hỏi: “Vì sao? Như thế nào? Tại sao lại như vậy? Ý tưởng này đang mạnh và yếu ở điểm nào?”…

Đặt câu hỏi để đảm bảo tính khách quan và đa chiều cho các ý tưởng

3. Người sắp xếp – The Collaborator (10%)

The Collaborator là người sẽ đảm bảo mọi công việc đúng tiến độ và mỗi cá nhân hoàn thành công việc của mình và có thể hỗ trợ người khác nếu có thể.

Kiểu người phù hợp với vị trí này là người có kiến thức và kinh nghiệm rộng nhất (kể cả khi chưa sâu). Hiểu biết đa dạng sẽ giúp The Collaborator nắm được sơ bộ tình trạng công việc của mỗi người và có phương án điều phối hiệu quả.

Ngoài ra, để hoạt động ngoại khóa và vận hành team hiệu quả, nhóm bạn cũng nên có sự đồng hành của Mentor. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể tham khảo bài viết: Hoạt động ngoại khóa hiệu quả cùng Mentor: Tại sao không?

4. Người giao tiếp – The Communicator (10%)

Với các nhóm ít thành viên (ít hơn 7 thành viên), Communicator và Collaborator thường là cùng một người. Người này sẽ đóng vai trò như một “thủ lĩnh tinh thần”, khuấy động không khí làm việc nhóm, giải quyết các vụ xích mích, bất đồng trong quan điểm…

Lời kết:

Trên đây là một số những chia sẻ của GSCP về nhân sự trong đội nhóm để giúp các bạn học sinh vận hành Team hiệu quả.

Bài viết được chia sẻ bởi: GSCP

Bài viết liên quan: Checklist lỗi cơ bản khiến bạn hoạt động ngoại khóa không hiệu quả