LÀM CHỦ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA (Phần 1)

Hoạt động ngoại khóa hiệu quả luôn là nỗi lo lắng của nhiều bạn học sinh. Bạn muốn tham gia hoạt động ngoại khóa nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Bạn cần chuẩn bị những gì trước khi tham gia một hoạt động ngoại khóa?

Trong bài viết này, GSCP sẽ chia sẻ các bước giúp bạn làm chủ hoạt động ngoại khóa. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Bước 1: Chọn lọc

Hiện nay, các bạn có thể tìm thấy rất nhiều dự án, tổ chức, được trải đều trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì thế, lựa chọn một tổ chức và vị trí phù hợp với bản thân là điều rất quan trọng. Nó ảnh hưởng đến sự hứng thú, nhiệt huyết và kết quả công việc khi tham gia dự án.

Vì thế, trước khi tham gia một hoạt động ngoại khóa, các bạn cần xác định:

  • Mục đích: bạn tham gia hoạt động này với mong muốn gì? Phát triển kỹ năng mềm như teamwork, leadership hay tham gia để làm đẹp bộ hồ sơ ngoại khóa? Tùy vào những mục đích khác nhau mà bạn sẽ có những định hướng phù hợp.
  • Sở thích: một số kiểu hoạt động ngoại khóa phổ biến như văn nghệ, thể thao và cách hoạt động tình nguyện… Dựa vào sở thích cá nhân, bạn sẽ có những mường tường nhất định về hoạt động mình sẽ tham gia.
  • Thời gian: các bạn cần xác định mình có thể cam kết với dự án này trong bao lâu, bao nhiêu tiếng mỗi tuần. Bạn không thể tham gia 3 tổ chức với 20 tiếng một tuần trong khi chỉ có thời gian 10 tiếng/ tuần.
  • Kỹ năng: thông thường các dự án ngoại khóa đều đăng mô tả công việc khi tuyển thành viên, các bạn nên nghiên cứu kỹ bảng mô tả này. Vì nếu công việc quá dễ hoặc quá khó so với trình độ của bạn thì đều gây tác dụng ngược, các bạn sẽ cảm thấy chán nản, mất động lực hoặc bất lực vì quá sức.

Bước 2: Nộp đơn

Thông thường, ở vòng đơn này, ban tổ chức dự án ngoại khóa sẽ đề cập đến những thông tin cơ bản. Nhưng không thể vì thế mà chủ quan nhé, các bạn vẫn cần chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bên cạnh thông tin cá nhân, ở vòng này, ban tổ chức sẽ hỏi bạn một số câu liên quan đến kinh nghiệm, sở thích hoặc tình huống. Một bí kíp cho các câu hỏi này chính là hãy kết hợp những điều bạn đang có với những điều mà bạn nghĩ ban tổ chức muốn mình có! Hãy cho họ thấy, bạn có giá trị với dự án của họ và đây sẽ là mối quan hệ Win – Win (đôi bên cùng có lợi).

Nhìn chung, để vượt qua vòng phỏng vấn, ít nhất các bạn phải thể hiện được thiện chí của bản thân. Điều này thể hiện trong cách các bạn trả lời câu hỏi, cách trình bày. Có thể trả lời không hay, nhưng sự chỉn chu và tôn trọng sẽ khiến bạn ghi điểm trong mắt giám khảo.

(Còn nữa…)

Lời kết

Trên đây là phần 1 của chuỗi bài viết: “Làm chủ hoạt động ngoại khóa”. Các bạn hãy cùng đón đọc những phần tiếp theo nhé!

Bài viết được chia sẻ bởi: GSCP

Bài viết liên quan: Làm chủ hoạt động ngoại khóa (Phần 2)