Tác động tiêu cực của Tư duy tập thể

Trong bài viết trước, GSCP đã chia sẻ về những biểu hiện cụ thể của Tư duy nhóm. Vậy, tại sao Groupthink lại thường xuyên xuất hiện trong các nhóm dự án và Tư duy tập thể có những ảnh hưởng tiêu cực như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng mình nhé!

Groupthink trong dự án ngoại khóa, vì sao?

1. Tầm ảnh hưởng của Leader

Nếu trưởng nhóm hoạt động ngoại khóa của bạn là một người am hiểu tâm lý, có khả năng lãnh đạo nhưng luôn chuyên quyền. Điều này đồng nghĩa, các thành viên trong dự án không được thể hiện hết mình và dè dặt trong việc nêu quan điểm cá nhân.

Ví dụ, trưởng nhóm hoạt động xã hội của bạn có Tư duy phản biện rất tốt và họ sẵn sàng phản biện lại những đóng góp bạn nêu ra. Bạn e dè với việc bị làm khó quá nhiều nên chọn cách im lặng và theo ý kiến số đông.

2. Thiên kiến nhận thức

Thiên kiến nhận thức là một sai sót có tính hệ thống trong nhận thức một người do ở trong môi trường nhất định, gây ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việc ra quyết định. Việc thiếu kiến thức liên quan tới dự án ngoại khóa, khiến bạn không thể đặt những câu hỏi liên quan tới dự án và dễ dàng tin tưởng vào những điều các thành viên trong nhóm nói. Từ đó, bạn sẽ hoạt động ngoại khóa không hiệu quả và tuổi thọ dự án không bền lâu.

3. Stress

Tư duy tập thể đến từ việc căng thẳng quá mức. Stress kích hoạt phản ứng của cơ thể giống như khi bạn đối mặt với một mối đe dọa hoặc sự nguy hiểm. Phản ứng này có tên là fight-or-flight response (chiến đấu hay bỏ chạy). Khi đó, một số hormone như adrenalin và cortisol được phóng thích và ảnh hưởng đến dòng suy nghĩ của các bạn học sinh. Căng thẳng khiến bạn khó để đưa ra quan điểm cá nhân và chỉ muốn kết thúc nhanh buổi họp, bạn sẽ nói: “Ý kiến của mình giống với bạn A…”.

4. Tránh xung đột

Một số các bạn học sinh luôn mong muốn nhóm hòa hợp và tránh xảy ra xung đột nhất có thể. Vì vậy, có thể có những quan điểm các bạn không đồng ý hoàn toàn nhưng cũng không hề phản biện lại. Do vậy, đây không phải kiểu hành xử “dĩ hòa vi quý” (giữ hòa khí với mọi người xung quanh) mà thể hiện tính ba phải, “gió chiều nào theo chiều ấy”. Đây là kiểu tư duy rất phổ biến trong nhiều nhóm hoạt động ngoại khóa và khiến nhóm của bạn khó phát triển theo hướng tích cực.

Cần làm gì để tránh Tư duy tập thể?

1. Người hay hỏi – The Challenger (10%)

The Challenger là vai trò PHẢI có trong nhóm, nhưng không nhất thiết là một người riêng biệt.

The Challenger đóng vai trò phản biện, giúp cả team có một góc nhìn khác về những việc đang làm, để tránh “groupthink” – tư duy tập thể.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Dự án ngoại khóa: Bạn là ai trong nhóm?

2. Trao quyền

Trên cương vị một leader, bạn nên biết cách khai thác những điểm mạnh, điểm yếu của các thành viên. Hãy để cho họ có cơ hội được nói, được chia sẻ quan điểm cá nhân và lắng nghe họ không phán xét. Từ đó, nhóm của bạn sẽ có những góc nhìn mới, sáng tạo và ai cũng được đóng góp cho nhóm dự án ngoại khóa.

3. Sự điều tiết của leader

Trong nhiều trường hợp, trưởng nhóm/người lãnh đạo nên hạn chế sự có mặt của mình để tránh ảnh hưởng đến quyết định chung của nhóm. Đôi khi, bạn chỉ nên xuất hiện với vai trò một khách thể, theo dõi mọi người làm việc và đưa ra những định hướng khi cần thiết. Thay vì đặt những câu hỏi đóng như: “Mọi người đồng tính hết chứ?”, hãy cố gắng đặt những câu hỏi mở, kích thích suy nghĩ của các thành viên như: “Mình thấy/mình nghĩ chúng ta có thể…”.

4. Định hướng của Mentor

Đôi khi các thành viên trong nhóm sẽ có những suy nghĩ rập khuôn và chịu sự chi phối của một luồng tư tưởng. Do vậy, hãy thảo luận các ý kiến trong nhóm với người ngoài để có được những quan điểm khách quan nhất. Hơn thế, với sự đồng hành của Mentor dự án, bạn sẽ được góp ý và nhận những lời khuyên chân thành, từ đó tìm được hướng phát triển dự án tốt hơn.

Bạn có thể tham khảo bài viết: 4 lưu ý để làm việc hiệu quả với Mentor.

Lời kết

Trên đây là một số góc nhìn về ảnh hưởng tiêu cực của Tư duy nhóm và cách giúp bạn tránh Tư duy tập thể. Mong rằng, bạn có thể áp dụng cho nhóm dự án ngoại khóa của mình và hoạt động xã hội hiệu quả.

Bài viết được chia sẻ bởi: GSCP

Bài viết liên quan: Groupthink trong nhóm dự án ngoại khóa