Công ty Start-up có thể thực hiện trách nhiệm xã hội như thế nào?

Các công ty start-up thường không có nhiều ngân sách cho các chiến dịch CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp). Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thực hành trách nhiệm xã hội ngay từ khi thành lập bằng việc thiết lập các chính sách phù hợp dành cho nhân viên và cộng đồng. Dưới đây là những gợi ý về các hoạt động trách nhiệm xã hội tại start-up.

Tại sao start-up cần quan tâm đến CSR?

Trách nhiệm xã hội không chỉ thuộc về các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, mà những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) hay các công ty khởi nghiệp (start-up) cũng có thể tác động đến cộng đồng.

Các hoạt động CSR không chỉ mang lại lợi ích với xã hội mà còn có thể là một lợi thế về mặt truyền thông và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Việc được biết đến như là một doanh nghiệp khởi nghiệp bền vững và có đóng góp cho xã hội giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận được sự tin cậy và lòng trung thành của công chúng.

Duy trì các hoạt động CSR trong công ty khởi nghiệp từ khi thành lập sẽ giúp doanh nghiệp minh bạch trong hoạt động, có lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, CSR còn giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình tuyển dụng và mở rộng kinh doanh.

Tham khảo: CSR là gì? Lợi ích của việc làm CSR

Dưới đây là những hoạt động CSR mà doanh nghiệp khởi nghiệp có thể thực hành mà không tốn quá nhiều chi phí.

Tạo môi trường bình đẳng

Tạo một môi trường an toàn, bình đẳng cho người lao động là một trong những hoạt động trách nhiệm xã hội start-up có thể dễ dàng thực hiện. Start-up cần đảm bảo đối xử công bằng với tất cả nhân viên bất kể tuổi tác, giới tính, dân tộc hay tôn giáo ngay từ đầu. Ngược lại, nhân viên có quyền lên tiếng khi bị lạm dụng hoặc đối xử bất công.

Tạo môi trường làm việc bình đẳng là hoạt động trách nhiệm xã hội tại start-up
Tạo môi trường làm việc bình đẳng là hoạt động trách nhiệm xã hội tại start-up

Lựa chọn đối tác phù hợp

Doanh nghiệp có thể nâng cao trách nhiệm với xã hội bằng cách kiểm soát nguồn cung. Điều này có nghĩa là cần làm việc với các đối tác, nhà cung cấp uy tín, đảm bảo về mặt đạo đức và có ý thức bảo vệ môi trường. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc chia sẻ và truyền thông một cách trung thực với công chúng về sản phẩm. Người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn trong việc lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có xu hướng tẩy chay các sản phẩm được sản xuất, phân phối bởi các doanh nghiệp đi ngược lại những giá trị về mặt đạo đức và trách nhiệm xã hội.

Kết nối với cộng đồng

Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng còn thể hiện trong việc doanh nghiệp có những động thái nhắm giúp đỡ người dân tại nơi kinh doanh, sản xuất. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thể kết hợp với các tổ chức thiện nguyện tại địa phương hoặc vận động nhân viên tham gia các hoạt động tình nguyện phù hợp. Ví dụ:

  • Tham gia tình nguyện hàng tháng tại khu dân cư
  • Tổ chức buổi gây quỹ
  • Dành phần trăm lợi nhuận hàng tháng cho quỹ từ thiện

Dù chỉ là một hành động hay quỹ hỗ trợ nhỏ cũng đã thể hiện rằng một doanh nghiệp đã có ý thức vì cộng đồng.

Đối với start-up có ngân sách dành cho CSR không quá lớn, phương án tối ưu là kết hợp cùng các đơn vị chuyên hỗ trợ hoạt động tình nguyện. Điều này có thể giúp doanh nghiệp tối ưu ngân sách và nguồn lực, và khiến hoạt động CSR uy tín hơn. Công ty Cổ phần Du lịch và Đào tạo VEO hỗ trợ các doanh nghiệp di chuyển và liên hệ với những địa phương cần được giúp đỡ tại miền núi phía Bắc. Để biết thêm chi tiết, xin vui lòng liên hệ hotline: 0705-081-088.