Đã bao giờ bạn tự hỏi, môi trường hoạt động cũng ngoại khóa cũng ảnh hưởng tới kết quả ngoại khóa của bạn? Trong bài viết này, hãy cùng GSCP tìm hiểu về những tiêu chí đánh giá môi trường hoạt động ngoại khóa chất lượng nhé!
Nếu bạn đang còn phân vân về điểm mạnh, điểm yếu hay sở thích, niềm đam mê của mình thì môi trường hoạt động ngoại khóa tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội khám phá bản thân. Qua những trải nhiệm cá nhân, định hướng của Mentor, những lời nhận xét tâm huyết từ leader bạn có thể khắc phục điểm yếu và phát huy điểm mạnh.
Sau khi hiểu rõ được năng lực của bản thân thì cũng là lúc chúng ta có cho mình sự tự tin để thử sức ở các vị trí cao hơn (head/vice của một phân ban hay thậm chí là co-founder, founder của một dự án ngoại khóa).
Sẽ không còn là “tôi – work” nữa mà thật sự là teamwork. Khi ở trong môi trường hoạt động ngoại khóa chất lượng, bạn sẽ thấy những cá nhân luôn năng nổ với tinh thần nhiệt huyết. Phải nói rằng họ là “đỉnh của chóp”. Các bạn ấy không chỉ hoàn thành tốt công việc được giao mà còn sẵn sàng nhận công việc của phân ban khác (khi họ cần sự giúp đỡ và trong khả năng của mình). Khi được làm việc chung với những con người hết lòng vì công việc, phần nào bản thân chúng ta sẽ có động lực làm việc năng suất hơn.
Môi trường làm việc tốt mới có thể tạo ra một không gian thoải mái cho chúng ta thoả sức “cháy” với đam mê, phát triển thêm năng lực của bản thân. Và có thể nói rằng, một dự án ngoại khóa có chất lượng hay không còn nằm ở môi trường làm việc.
Thường xuyên nhắn tin vào box chat trò chuyện cùng mọi người; đưa ra lời nhận xét, góp ý cũng như đưa ra hướng giải quyết vô cùng chi tiết cho các thành viên. Ngoài ra, sự quan tâm đến các thành viên còn thể hiện qua những buổi tranning chu đáo, leader chủ động nhắn tin riêng hỏi han, nhắc nhở công việc hoặc có thể đưa ra lời ghi nhận khi thành viên làm tốt công việc.
Một môi trường ngoại khóa tốt không đồng nghĩa với môi trường làm việc thoải mái và không có nội quy. Để cả nhóm vận hành hiệu quả, bạn cần cùng team lập ra những nội quy chung và đảm bảo mọi người đều tôn trọng những nội quy chung của nhóm.
Lắng nghe và thấu hiểu là điều vô cùng cần thiết, không chỉ ở các loại hình hoạt động ngoại khoá mà còn ở cả trường lớp, gia đình, ngoài xã hội. Hãy cố gắng lắng nghe các thành viên trong nhóm để thấu hiểu nhau hơn. Học cách lắng nghe một cách chân thành, không phán xét, chắc chắn, nhóm bạn sẽ có một môi trường ngoại khóa chất lượng.
Trên đây là một số góc nhìn về tiêu chí đánh giá môi trường hoạt động ngoại khóa chất lượng. Mong rằng, với những chia sẻ này, bạn có thể hoạt động ngoại khóa hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Cách đánh giá môi trường hoạt động ngoại khóa
Bài viết liên quan: Dự án ngoại khóa: Bạn là ai trong nhóm?