Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động nằm trong và ngoài chương trình học chính khóa, bao gồm các hoạt động liên quan tới xã hội – văn hóa – thể thao – giải trí…và thường mang tính chất tự nguyện hơn là bắt buộc.
Hiện nay, với nhu cầu lớn của các bạn học sinh với việc hoàn thiện bản thân và làm đẹp các loại hồ sơ, ngày càng nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa được tổ chức. Nếu bạn đã quyết định đầu tư thời gian vào việc tham gia hoạt động ngoại khóa, tại sao không đầu tư một cách hiệu quả hơn? Khi được thực hiện đúng, các hoạt động ngoại khóa của bạn sẽ có thể cho một kết quả tuyệt vời.
Đây chính là lý do team GSCP chia sẻ đến các bạn bí quyết để lựa chọn hoạt động ngoại khóa phù hợp trong bài viết dưới đây.
3 BƯỚC “XÁC ĐỊNH” – HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA NÀY CÓ DÀNH CHO BẠN?
Bước 1: Xác định mong muốn/ mục tiêu của bản thân
Để có thể thành công với bất kỳ kế hoạch, dự án, ước mơ nào, bạn cần bắt đầu bằng việc trả lời cặn kẽ câu hỏi: “Tại sao?”. Bạn biết rằng tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ tốt cho bạn, nhưng một cảm giác tốt chung chung như vậy thì chưa đủ để bạn đưa ra quyết định giữa một “siêu thị” hoạt động ngoại khóa với vô vàn sản phẩm hấp dẫn. Vậy ngay bây giờ, hãy trả lời thật rõ ràng, chi tiết, mạnh mẽ rằng: “Tại sao tôi muốn tham gia hoạt động ngoại khóa tại thời điểm này?”
Hãy bắt đầu với “Tại sao?”
Để giúp bạn dễ dàng trả lời câu hỏi mấu chốt này, team GSCP đã tổng hợp 04 lợi ích cơ bản của hoạt động ngoại khóa. Từ đó, bạn cần cụ thể hóa để ra được mong muốn cụ thể của bạn:
Tác động tích cực tới sức khỏe thể chất và tinh thần: Khi hoạt động ngoại khóa, học sinh sẽ được tham gia các trò chơi rèn luyện ý chí, thể lực và tinh thần đồng đội, từ đó giúp phát triển thể chất và nâng cao sức đề kháng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp học sinh giải tỏa được căng thẳng và nạp thêm năng lượng tích cực trong các hoạt động khác. Với mục tiêu này, một hình thức hoạt động ngoại khóa quen thuộc là các câu lạc bộ văn hóa/văn nghệ, thể thao Ngoài ra, GSCP bật mí thêm một lựa chọn vô cùng thú vị: những chương trình tình nguyện tại địa phương, du lịch trải nghiệm. Du lịch để giải tỏa căng thẳng, tình nguyện để mở mang tâm trí. Trải nghiệm 2 trong 1 – thật đáng để thử phải không nào?
Mở rộng vòng tròn kết nối: đặc điểm của hoạt động ngoại khóa là tinh thần đồng đội và sự kết nối. Vì vậy, tham gia các hoạt động ngoại khóa là cơ hội tốt để giao lưu, học hỏi, kết thêm bạn mới và mở rộng mạng lưới quan hệ xã hội. Việc bạn lựa chọn vòng tròn nào để gia nhập sẽ phụ thuộc vào mong muốn cụ thể của bạn. Ví dụ, bạn mong muốn kết nối với những chuyên gia trong lĩnh vực phát triển cộng đồng; những anh chị mentor có kinh nghiệm nhưng tuổi tác không quá chênh với bạn, hay những người bạn đồng trang lứa, có đam mê nghiên cứu thiên văn học.
Phát triển các kỹ năng mềm: mục đích chính của hoạt động ngoại khóa là giúp cá nhân phát hiện – phát triển – phát huy những kỹ năng mềm mà chúng ta không/ít được đào tạo trong các tiết học trên lớp. Vậy thì, nếu chỉ dừng lại ở mục tiêu lớn này, GSCP tin chắc bạn vẫn sẽ cảm thấy mơ hồ. Hãy cụ thể hóa với 3 thao tác đơn giản sau: – 5 phút để liệt kê toàn bộ kỹ năng mà bạn mong muốn trau dồi – 3 phút để tinh chọn từ 3-5 kỹ năng bạn muốn ưu tiên trong thời gian này – 3 phút để đánh dấu mục tiêu cụ thể cho từng kỹ năng, bao gồm: học hỏi – luyện tập – trình diễn
Làm đẹp hồ sơ du học: SAT, GPA, Ielts… và một số chứng chỉ học thuật khác rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định tất cả cho bộ hồ sơ du học của bạn. Việc tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa và có một số thành tích nhất định sẽ là điểm cộng lớn, gây ấn tượng với các nhà tuyển sinh. Nếu ưu tiên mục tiêu này, những hoạt động ngoại khóa đề cao khả năng lãnh đạo và tính đóng góp cho cộng đồng chính là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Bước 2: Xác định loại hình hoạt động ngoại khóa dựa trên mong muốn của bản thân
Bạn đã có một danh sách mong muốn cụ thể, bây giờ hãy điền vào loại hình hoạt động ngoại khóa mà bạn thấy hứng thú và phù hợp nhất. Hoạt động ngoại khóa được tổ chức dưới nhiều hình thức, quy mô và mục đích khác nhau nhưng chúng ta có thể kể đến 4 kiểu hoạt động ngoại khóa phổ biến:
Hoạt động sở thích (thể thao, văn nghệ, biểu diễn…): dành cho những bạn có đam mê và kỹ năng với một sở thích nhất định (hát, chơi nhạc cụ, khiêu vũ, 1 bộ môn thê thao…). Không chỉ đáp ứng nhu cầu về nâng cao thể chất/tinh thần, những hoạt động này còn mở ra cho bạn cơ hội khẳng định bản thân thông qua các cuộc thi. .
Hoạt động chuyên môn (kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu, học thuật): dành cho những bạn có đam mê và mong muốn phát triển kiến thức học thuật/ kỹ năng nghề nghiệp. Bạn có thể tìm kiếm ngay trong trường học – với các câu lạc bộ học thuật (toán, khoa học, văn học…). Ngoài ra, cũng có rất nhiều các chương trình ngoài trường học cung cấp các hoạt động tập trung vào phát triển các kỹ năng nghề nghiệp,, lãnh đạo, sự tự tin, giao tiếp và ra quyết định.
Hoạt động cộng đồng (tình nguyện, dự án xã hội…): dành cho những bạn có quan tâm tới một vấn đề xã hội và mong muốn đóng góp cho cộng đồng. Bạn có thể đăng ký tham gia các câu lạc bộ tình nguyện của trường, các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức tại địa phương.
Dự án cá nhân: dự án cá nhân của bạn có thể thuộc một trong 3 lĩnh vực hoạt động kể trên (sở thích, chuyên môn, cộng đồng). Điểm khác biệt lớn nhất chính là bạn sẽ là người sáng lập (founder) của dự án, thay vì tham gia với tư cách thành viên. Đúng vậy, dự án cá nhân là dự án CỦA BẠN, là thành quả của hành trình nỗ lực tìm tòi – gây dựng – phát triển của bạn. Bởi đó là dự án của bạn, nên bạn cần tinh thần trách nhiệm cao hơn, thách thức cũng nhiều hơn. Đổi lại, dự án cá nhân sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời với quá trình hoàn thiện bản thân, và chắc chắn là một điểm sáng lớn trong bộ hồ sơ của bạn
Bước 3: Xác định những trở ngại với việc tham gia hoạt động ngoại khóa
Những khó khăn, thách thức là điều chắc chắn sẽ xảy đến với bất kì kế hoạch nào. Tin tốt là, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát chúng bằng cách chủ động xác định khó khăn và nghĩ về những giải pháp. Bước này còn giúp bạn một lần nữa khẳng định lại động lực tham gia hoạt động ngoại khóa, bất kể những thử thách được lường trước.
Để nhiệm vụ này đạt hiệu quả cao nhất với quá trình lựa chọn hoạt động ngoại khóa, bạn cần trả lời cả 2 câu hỏi: “Điều gì khiến tôi gặp khó khăn nếu tham hoạt động ngoại khóa trong thời gian này?” “Tôi có thể vượt qua nó như thế nào?”
Một số trở ngại bạn có thể gặp phải như:
Lịch học dày đặc: Bạn sẽ là người hiểu rõ nhất về khung thời gian, nhu cầu và sức khỏe của bản thân, để đưa ra quyết định phù hợp. Một số giải pháp mà chúng mình gợi ý:
Tìm hiểu kỹ, để lựa chọn chương trình ngoại khóa không trùng với lịch học
Lên thời gian biểu chi tiết từng ngày trong tuần, để cân bằng thời gian học tập – ngoại khóa
Nếu lịch học quá dày, có thể bạn sẽ cần tạm thời lùi lại kế hoạch tham gia hoạt động ngoại khóa
Bạn cảm thấy mình chưa đủ kiến thức/kỹ năng/ điều kiện thể chất: Có một số chương trình ngoại khóa sẽ tập trung vào vùng “biểu diễn” nhiều hơn vùng “học tập” (ví dụ điển hình là các cuộc thi). Những chương trình dạng này sẽ yêu cầu người tham gia phải có một nền tảng kiến thức/kỹ năng nhất định. Nhưng bạn biết không, sự thật là, các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, dù được tổ chức dưới hình thức nào, vẫn luôn là không gian an toàn để bạn khám phá bản thân, phát triển năng lực, và học hỏi từ những sai lầm.
Bố mẹ bạn không muốn bạn tham gia chương trình này: Một lần nữa, hãy bắt đầu với “Tại sao” – “Tại sao bố mẹ lại không đồng ý để mình tham gia chương trình này?” Chỉ khi xác định được lí do, bạn mới có thể tìm ra cách thuyết phục bố mẹ ủng hộ lựa chọn của bạn.
Hãy xác định trở ngại lớn nhất bạn đang đối mặt. Và nếu bạn tự tin mình có cách để vượt qua nó, thì xin chúc mừng, bạn đã sẵn sàng cho những trải nghiệm đáng nhớ nhất của những năm tháng tuổi trẻ.
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA GIÚP LÀM ĐẸP HỒ SƠ CÁ NHÂN
Những lợi ích về tính giải trí, phát triển kỹ năng mềm và mở rộng kết nối có thể dễ dàng được tìm thấy ở hầu hết các hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Song, với nhu cầu ưu tiên là làm đẹp hồ sơ du học, thiết kế chương trình ngoại khóa cần mang những đặc điểm riêng.
Nếu bạn đang muốn tìm một hoạt động ngoại khóa uy tín – chất lượng – không ảnh hưởng thời gian học tập của bạn – giúp bạn nâng cấp hồ sơ cá nhân, những chương trình dưới đây dành cho bạn:
1. Global Shaper Coaching Program (GSCP)
Global Shaper Coaching Program (GSCP) là chương trình huấn luyện độc quyền tại Việt Nam – dành cho các bạn từ 13 -17 tuổi, kết hợp đào tạo kỹ năng và thực hành để triển khai dự án xã hội, giúp học sinh xuất sắc đạt “mục tiêu kép” – chinh phục đường đua du học và chung tay đóng góp cho cộng đồng.
Tham gia GSCP, bạn sẽ:
trở thành founder của dự án cộng đồng
có tư liệu thực tế quý giá cho bài luận cá nhân, thông qua chuyến đi thực tế và quá trình tự xây dựng dự án
giấy chứng nhận và thư giới thiệu từ V.E.O – mạng lưới kết nối người trẻ cả nước
thực hành và phát triển khả năng lãnh đạo: bạn có thể là trưởng nhóm dự án, hoặc trưởng các ban điều hành
Tại GSCP, nhiều thế hệ học sinh đã triển khai những mô hình dự án xã hội thành công như: Phạm Gia Tùng- Thành viên Dự án “Xã đoàn xanh” GSCP khóa 02 với Sáng kiến thanh niên “Trả xanh cho biển” do Quỹ ASEAN tổ chức, với dự án “Mì tôm xanh” hướng tới việc giảm thiểu rác thải nhựa thải ra môi trường bằng cách tái chế vỏ mì tôm thành những sản phẩm có ích, đã xuất sắc đạt giải 3 chung kết cuộc thi. Đa số các dự án đều mang đến những giá trị và hiệu quả tích cực tới cộng đồng và rất nhiều bạn học sinh của GSCP đã chinh phục thành công đường đua du học.
MUN (hay Model UN) là Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc. Tại đây, những người tham gia đóng vai đại biểu đại diện cho các quốc gia, cùng nhau thảo luận, quyết định về các vấn đề của thế giới trên lập trường quốc gia đó.
MUN là một chương trình được tổ chức thường xuyên trên toàn thế giới, hướng đến các đối tượng học sinh. Sau khoảng 4 năm xuất hiện tại Việt Nam, phong trào “đi MUN” đã thu hút nhiều bạn học sinh tài năng, có khả năng tiếng Anh và quan tâm đến các vấn đề toàn cầu như kinh tế, an ninh, y tế, môi trường, xã hội, công nghệ…
Hiện nay, rất nhiều chương trình MUN được tổ chức bởi các trường THPT khắp cả nước, như VYMUN, IVMUN, HMUN (Hà Nội), HCMMUN (tp Hồ Chí Minh), DYMUN (Đà Nẵng), CHVMUN (Phú Thọ)…
3. Operation Smile
Operation Smile được thành lập với mục tiêu cung cấp những hỗ trợ y tế hoàn toàn miễn phí cho trẻ em và người lớn bị bệnh sứt môi và sứt vòm miệng. Là dự án về y tế mang tầm cỡ quốc tế, Operation Smile còn hỗ trợ các cuộc phẫu thuật miễn phí về răng hàm mặt cho hàng ngàn trẻ em có hoàn cảnh nghèo khó tại Việt Nam mỗi năm. Operation Smile có nhiều dự án và các cơ hội tình nguyện đa dạng cho các bạn học sinh như công việc văn phòng, truyền thông, gây quỹ, quảng bá, xin tài trợ thiết kế đồ họa, viết bài, hoặc chụp ảnh,…
Lời kết
Các chương trình hoạt động ngoại khóa của học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Học sinh thông qua đó mà học được những kiến thức, kỹ năng không có trên sách vở, giúp các bạn phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời là nền tảng hữu ích cho công việc lẫn cuộc sống tương lai và đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm đẹp hồ sơ hoạt động xã hội. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Global Shaper Coaching Program (GSCP)