An Giang, là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửa Long. Phía Đông, Tây Nam và phía Nam lần lượt giáp với Đồng Tháp, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Trong khi đó, phía Bắc và Tây Bắc giáp với 2 tỉnh của Campuchia là Kandal và Takéo. Du lịch An Giang có một chút gì đó pha trộn bởi nền văn hóa đặc trưng của người Chăm. Nhất là ở yếu tố kiến trúc nhà ở và ẩm thực. An Giang cũng là nơi hội tụ nhiều thắng cảnh đẹp cùng các món ăn ngon.
Giao thông An Giang khá thuận lợi nên bạn có thể di chuyển đến đây bằng nhiều phương tiện khác nhau. Với những khách du lịch ở miền Bắc, bạn có thể đặt vé máy bay đến TP.HCM và từ đây di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy đến An Giang. Bạn có thể di chuyển bằng ô tô bằng cách mua vé ở các bến xe TP.HCM đến thị xã Châu Đốc hoặc thành phố Long Xuyên với giá vé 150.000-300.000 đồng
Với những bạn có ý định đi phượt bằng xe máy, bạn có thể di chuyển theo 2 cung đường sau:
Nằm cách thành phố Châu Đốc khoảng 20 km về hướng Nam, có diện tích khoảng 850 ha. Trà Sư là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng tây sông Hậu với phần lớn cây ở đây là cây tràm trên 10 tuổi cùng nhiều loài động thực vật quý hiếm khác nhau.
Chắc hẳn rừng tràm Trà Sư sẽ cuốn hút bạn trong màu xanh ngút ngàn của những cây tràm cùng mặt hồ phủ kín bèo. Rẽ chiếc thuyền chèo xuyên qua những khu rừng, bạn sẽ thấy mình được hòa cùng thiên nhiên với những trải nghiệm mới, được mở rộng tầm mắt với những vẻ đẹp mới mẻ, độc đáo của thiên nhiên.
Nhắc đến du lịch miền Tây ai cũng sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những khu chợ nổi. Chợ nổi Long Xuyên họp từ khoảng 5 giờ sáng cho tới khoảng 8-9 giờ hàng ngày. Mỗi buổi sáng ở đây có hàng trăm ghe xuồng tụ tập san sát trên sông Hậu bắt đầu các hoạt động mua bán hàng hóa trên sông đầy thú vị.
Giá thuê thuyền đi một vòng quanh chợ nổi khá rẻ với tầm 200.000 VNĐ/2 chiều cho 2 người cho chuyến khám phá khoảng 2 giờ đồng hồ. Khác với các khu chợ nổi nổi tiếng khác ở Tiền Giang hay Cần Thơ, khu chợ nổi này vẫn giữ được nếp sinh hoạt của một khu chợ nổi điển hình miền Tây mà chưa bị thương mại hóa quá nhiều.
Nơi đây là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của Tây Nam Bộ, nằm gần biên giới Campuchia, thông với sông Bình Di (An Phú, An Giang). Búng có chiều dài khoảng 500 m, rộng 3.000 m, do đó, thời gian để thuyền chở khách tham quan đi một vòng Búng khoảng là khoảng 40 phút với giá là 150.000 – 300.000 đồng cho một lượt tham quan.
Vào mùa nước nổi, trên hành trình lênh đênh trên sông nước, bạn cũng sẽ có cơ hội tham gia hai hoạt động ở nơi đây chính là giăng lưới bắt cá linh và hái hoa điên điển.
Núi Vĩnh Tế (núi Sam) do vua Minh Mạng đặt để ghi công của ông Thoại Ngọc Hầu đã có công đào kênh Vĩnh Tế. Ngọn núi này cách trung tâm TP. Châu Đốc khoảng 5km về phía Tây theo quốc lộ 91.
Trên núi Vĩnh Tế có rất nhiều phượng vĩ và mùa hè thì cả ngọn núi như được nhuộm đỏ. Nằm trên triền núi Vĩnh Tế về hướng bắc có chùa Phước Điền (chùa Hang) là một ngôi chùa cổ.
Ngoài ra, ngọn núi còn là nơi đặt ngôi miếu Bà Chúa Xứ được công nhận là Khu di tích lịch sử cấp quốc gia và lăng Ông Thoại Ngọc Hầu cùng với chùa Tây An.
Thất Sơn là tên gọi chung của vùng núi phía Tây Nam, gần biên giới Campuchia, thuộc địa phận hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Vùng đồng bằng này có đến gần 40 ngọn núi nhưng chỉ có bảy ngọn nổi bật tạo nên tên gọi Thất Sơn:
Đến với khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập-Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Di tích cổ này rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất ở An Giang thu hút nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu và rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu các di chỉ, vết tích về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang và đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa.
Khu di chỉ có diện tích hơn 4.500ha chứa những bằng chứng vật chất sinh động như tái hiện một cuộc sống phồn thịnh, cùng nền văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.
Khu du lịch Núi Sập nằm tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, cách thành phố Long Xuyên khoảng 26km. Trước kia, núi Sập nằm bên những đồng lúa xanh ngút ngàn nhưng theo thời gian, ngọn núi bị biến dạng thành những hình khối muôn màu, huyền bí.
Du khách đến đây có thể chèo thuyền để được thưởng ngoạn cảnh đẹp hùng vĩ của núi cao, hang sâu, hồ nước xanh thẳm với những đàn cá lượn bơi, phong cảnh vô cùng hữu tình.
Tức Dụp theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”, nơi đây có độ cao khoảng 300m với chu vi khoảng 2.200m. Nơi đây gắn với những dấu mốc kháng chiến của nước nhà khi là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những năm 1940, Tức Dụp là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng, sau đó khi quân đội Mỹ phát hiện ra đây là căn cứ của cách mạng đã cho bom đạn tàn phá nơi đây dã man.
Ngày nay, ở Tức Dụp nước bốn mùa trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa, đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng dành cho mọi du khách có mong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà khi An Giang.
Những tấm thổ cẩm hay những bộ trang phục bằng thổ cẩm được làm ở Châu Giang là biểu trưng của văn hóa Chăm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nó được làm rất tỉ mỉ bởi đôi bàn tay khéo léo của những cô gái Chăm duyên dáng nơi đây.
Đến thăm làng dệt thổ cẩm ở Châu Giang. Bạn vừa có cơ hội mua những tấm thổ cẩm chất lượng, độc đáo về làm quà. Vừa được ngắm nhìn quá trình làm ra một tấm thổ cẩm công phu, tỉ mỉ của các cô gái Chăm thì còn gì bằng.
Một trong những địa điểm mà bạn cũng không nên bỏ qua khi đến với An Giang. Ở đây sở hữu quần thể thắng cảnh hồ Thủy Liêm và các di tích Chùa Phật Lớn, chùa Vạn Linh và tượng Phật Di Lặc là nơi để người người đến cầu phúc lành.
Khu du lịch núi Cấm (Ảnh: ST)
Để tận hưởng không khí mát mẻ và thiên nhiên tuyệt mỹ ở núi Cấm thì nên đi cáp treo. Giá vé là 155.000 đồng cho 1 vé đi 2 chiều.
Ở An Giang cũng như ở miền Tây có một thông lệ khá đặc biệt về việc trồng lúa. Cũng được xem là một nét văn hóa đặc sắc của nên nông nghiệp lúa nước có từ lâu đời chính là tập quán “làm ruộng vần công”.
Tập quán này có nghĩa là mỗi khi cày cấy, mọi người thường tập hợp cùng nhau. Làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng
Màu xanh dập dềnh tươi đẹp (Ảnh: ST)
Cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn vào mùa nước nổi như một tấm thảm rộng lớn. Với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt điểm xuyết. Nhìn từ trên cao, Tà Pạ như một tấm thảm xanh ngút ngàn. Vào mùa lúa chín thì sắc vàng phủ kín dập dềnh như những lớp sóng được lác đác điểm tô bằng những ngọn thốt nốt cao vút.
Từ trung tâm thị xã Châu Đốc ngược theo dòng sông Hậu, du khách sẽ đến làng nổi Châu Đốc. Đây là khu vực nuôi cá bè gồm những ngôi nhà nổi san sát kéo dài đến vài cây số, quây quần thành một vùng đậm chất vùng sông nước.
Xuồng, ghe là phương tiện di chuyển chính của các hộ gia đình sinh sống ở khu làng nổi này. Điều khá đặc biệt là mọi sinh hoạt thường ngày của tất cả thành viên trong gia đình chỉ quẩn quanh và gói gọn trên chiếc bè ngang 4m, dài 7-8m. Trước đây các hộ gia đình ở đây chủ yếu nuôi cá ba sa. Nhưng giờ đây họ đã chuyển sang nhiều loại cá khác có giá trị kinh tế cao hơn.
>>>Tham khảo thêm: Top 10 homestay An Giang
Cháo bò Tri Tôn là món cháo bò nổi tiếng nhất ở huyện miền núi Tri Tôn, An Giang. Người dân địa phương cho biết muốn nấu cháo bò Tri Tôn ngon trước tiên phải chọn cho được thịt bò bản địa. Đặc biệt bộ lòng phải làm thật kỹ và thật sạch. Tô cháo bò là tổng hợp của gạo, thịt, gân, đồ lòng và gia vị đi kèm là hành, ngò, gừng xắt nhỏ. Các loại rau thơm như mò om, ngò gai.
Món cháo này ăn đúng điệu là vừa ăn vừa nhẩn nha trò chuyện, từ từ thưởng thức cái vị đặc sắc của nó và cũng là để luôn có cảm giác thèm ăn chứ không bị no quá nhanh.
Việt Nam thực sự là một xứ sở của bún bởi trải dọc đất nước nơi đâu cũng có một món bún nổi tiếng. Và nhắc đến bún nước kèn thì không thể đi đâu ăn ngon hơn bún kèn Châu Đốc, một món ăn đặc sản của miền Tây Nam Bộ.
Một bát bún nước kèn ngon thì luôn phải có cá lóc đồng thịt săn chắc, làm sạch rồi cho vào nồi nước đang sôi. Cá chín sẽ vớt ra sau đó để nguội, rỉa lấy thịt, bỏ xương. Hương vị của bún được cho là ngon, lạ đặc trưng không thể lẫn với các món bún khác.
Đến An Giang nói riêng và miền Tây nước ta nói chung, bạn sẽ quen mặt với hình ảnh cây thốt nốt mọc ở khắp nơi. Do đó, không lạ lùng gì khi thốt nốt trở thành một nguyên liệu cho rất nhiều món ăn nơi đây trong đó món đặc sản nhất phải kể đến chính là chè thốt nốt.
>>> Tham khảo thêm: Top 10 homestay An Giang chất lượng nhất
Chè thốt nốt có vị bùi của nước cốt dừa, khi ăn lạnh thì ngon hơn cả. Đến An Giang du khách khó lòng mà bỏ lỡ món ăn đậm chất miền Tây này.
Bánh canh bò viên là một trong những món đặc sản tạo nên thương hiệu ẩm thực An Giang. Không giống chè thốt nốt, món ăn này được người nấu chuẩn bị rất cẩn thận. Món bánh canh này được cho là có vị ngon, lạ miệng. Khiến du khách nhớ tới dù đã rời khỏi An Giang.
Món ăn với cái tên khá lạ này rất có sức hút đối với du khách. Món ăn này hấp dẫn bởi cách chế biến. Có nhiều điểm khác lạ so với món bò nướng bình thường. Miếng thịt bò dù để trên bếp bao lâu vẫn không bị cứng mà luôn mềm. Thịt nướng chín sẽ được gói với bánh tráng, rau sống, chuối chát… chấm với chao tạo nên một vị hoàn hảo.
Khô cá lóc đồng được làm từ con cá lóc tẩm gia vị đặc trưng của miền Tây. Bao gồm muối, bột ngọt, tiêu, cá khô được tẩm màu bằng ớt bỏ hạt ép lấy nước. Cá được ướp trong khoảng 30 phút rồi đem phơi với nắng từ 3 đến 4 ngày.
Khô cá lóc không chỉ ngon khi rán lên ăn với cơm trắng. Mà còn làm mồi nhậu ngon tuyệt vời. Hơn nữa cũng có thể làm thành phần làm nên các món ăn đặc sắc khác. Như như gỏi xoài, gỏi dưa leo, gỏi lá sầu đâu, gỏi đu đủ… Đây đích thực là thứ mà bạn nên mua về làm quà sau chuyến du lịch An Giang.
Món cơm Nị-cà Púa được biết đến là món ăn đặc sắc của người Chăm ở Châu Giang. Hai món này luôn gắn liền với nhau khiến nhiều người lầm tưởng đây là tên của một món ăn. Thực chất lại là hai món ăn luôn được dùng kết hợp với nhau.
Các hương vị trong món cơm khi hòa quyện với nhau rất hài hòa và dễ chịu. Dù món ăn được chế biến với khá nhiều nước cốt dừa nhưng vẫn không quá ngậy. Không những thế, vị béo của dừa lại trở thành nét đặc trưng rất riêng của món ăn này. Du khách đến An Giang mà bỏ qua món ăn này thì thật là phí bởi không đâu trên mảnh đất chữ S của chúng ta tìm được món cơm nị-cà púa ngon hơn do người Chăm ở Châu Giang làm.
Đặc sản nổi tiếng nhất của chợ Châu Đốc, An Giang chính là mắm. Khu chợ này cũng có hẳn một khu dành riêng bán các loại mắm. Từ mắm chốt, mắm sặt, mắm trèn, tới mắm thái, mắm rô… Mắm khi mua về làm quà để nấu ăn cũng rất tuyệt vời bởi nó có mùi vị đặc trưng từ cách chế biến của nguời An Giang. Ngoài ra, mắm Châu Đốc cũng được đánh giá là đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
Như đã nói ở trước, đây thực sự là món nhậu mà các anh, các bố, các chú rất thích. Và cũng sẽ là thành phần bổ sung cho các món ăn khác mà các chị, các mẹ thích thú. Du lịch An Giang tuyệt đối đừng quên mua về cùng món cá khô thơm ngon làm quà nhé.
Thổ cẩm của người Chăm hiện nay khác trước rất nhiều nhưng vẫn giữ được những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu được sử dụng để làm nên thổ cẩm Chăm là tơ công nghiệp. Được nhuộm màu thủ công từ nước nấu của cây rừng. Du lịch An Giang nếu có hứng thú thì bạn nên mua vài tấm thổ cẩm làm quà cho mọi người. Bởi thổ cẩm Chăm có nét hoa văn riêng mà những loại thổ cẩm khác không có được.
Hiện nay V.E.O đã có điểm dự án tại An Giang với rất nhiều hoạt động thú vị. Bạn có thể tham khảo thêm tại: https://www.facebook.com/veovolunteer
Đăng kí ngay tại đây