Rèn luyện kỹ năng thuyết trình bằng quy tắc 5P

Thuyết trình trước đám đông là nỗi sợ hãi của nhiều người nhưng cũng là hoạt động phổ biến từ trường học đến môi trường công sở. Chính vì vậy, kỹ năng thuyết trình vừa là nỗi ám ảnh, vừa là “vũ khí” mà ai cũng muốn sở hữu. Bài viết này đề cập đến quy tắc 5P, rất hữu ích trong việc cải thiện khả năng nói trước đám đông.

Kỹ năng thuyết trình là ky năng mềm cần thiết
Kỹ năng thuyết trình là ky năng mềm cần thiết

Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng truyền tải thông điệp của bạn tới một nhóm người nghe một cách hiệu quả và hấp dẫn. Người thuyết trình nên đặt mục đích giúp khán giả hiểu những gì họ đang nói, giải quyết vấn đề hoặc đơn giản là tiếp thu thông tin mới.

Để rèn luyện kỹ năng thuyết , người thuyết trình phải thực hiện các bước chuẩn bị quan trọng. Bạn có thể thấy bài thuyết trình của mình hiệu quả hay không từ sự chuẩn bị này. Nó bao gồm cấu trúc bản trình bày, trang trình bày, giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể,… Ngoài ra có thể tham khảo quy tắc 5P dưới

Quy tắc 5P trong rèn luyện kỹ năng thuyết trình

Quy tắc 5P bao gồm:

  • Purpose (Mục tiêu)
  • Plan (Kế hoạch)
  • Prepare (Chuẩn bị)
  • Present (Thuyết trình)
  • Progress (Cải thiện)

1, Xác định mục tiêu (Purpose)

Xác định mục đích của bài thuyết trình. Trên thực tế, bạn đang đặt ra cho mình một mục tiêu và kết quả đầu ra. Để truyền cảm hứng và thúc đẩy bản thân và những người khác, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang lựa chọn sử dụng ngôn ngữ “hướng tới”, thay vì ngôn ngữ “xa lánh” khi đặt mục tiêu.

Ví dụ, thay vì nói “không”, hãy nói “chưa…và sẽ”. “Khó khăn” thay bằng “thách thức”… Cách tiếp cận như vậy đem lại năng lượng và nguồn cảm hứng hơn cho khán giả.

2, Lên kế hoạch (Plan)

Có câu nói “không lập kế hoạch là kế hoạch để thất bại”. Sử dụng mô hình 5W1H (What, Who, When, Where, Why, How) để chuẩn bị cho bài thuyết trình của mình. Từ đó khả năng nói trước đám đông sẽ trôi chảy hơn. Các câu hỏi cụ thể như:

  • What:
    • Mục đích bài thuyết trình của tôi là gì?
    • Tôi cần hoặc muốn chia sẻ thông tin gì với người nghe?
    • Khán giả của tôi đã biết gì?
    • Khán giả của tôi mong đợi học được điều gì hoặc rút ra được gì từ bài thuyết trình này?
    • Những lợi ích cho khán giả của tôi khi nghe bài thuyết trình này là gì?
  • Who
    • Ai là khán giả của tôi?
    • Ai thuyết trình trước/ sau tôi?
  • When
    • Khi nào đến buổi thuyết trình?
  • Where
    • Buổi thuyết trình diễn ra ở đâu?
  • Why
    • Tại sao bài thuyết trình này quan trọng
  • How
    • Tôi sẽ thu thập/tìm kiếm phản hồi về bài thuyết trình của mình như thế nào?
    • Tôi muốn có cảm xúc như thế nào khi kết thúc bài thuyết trình của mình? \Tôi muốn khán giả cảm thấy như thế nào khi kết thúc bài thuyết trình của mình?
Mô hình 5W1H giúp ích cho việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình
Mô hình 5W1H giúp ích cho việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình

3, Chuẩn bị bài thuyết trình (Prepare)

Để kỹ năng thuyết trình được cải thiện, người thuyết trình cần chuẩn bị bài thuyết trình với bố cục 3 phần: Phần đầu, Phần giữa và Phần cuối.

Một số người thấy hữu ích khi viết một kịch bản đầy đủ cho bài thuyết trình của họ. Những người khác thích viết ra “thẻ gợi ý” với các từ được chọn. Thẻ gợi ý đặc biệt hữu ích khi bạn trình bày vì chúng sẽ giúp bạn đi đúng hướng. Hãy nhớ rằng, bạn muốn các thẻ gợi ý của mình trở thành một sự trợ giúp hơn là một trở ngại.

Phần mở đầu đặc biệt quan trọng. 90% ấn tượng đầu tiên được tạo ra trong 90 giây đầu tiên gặp ai đó. Bạn có thể đặt câu hỏi cho khán giả của mình và yêu cầu giơ tay hoặc bạn có thể sử dụng sự hài hước để giới thiệu chủ đề của mình.

Phần giữa nên được chia làm 3 ý chính.

Sau khi kết thúc bài thuyết trình, hỏi xem khán giả của bạn có câu hỏi nào không. Chia sẻ thông tin liên lạc của bạn và cảm ơn mọi người đã lắng nghe/tương tác/tham gia vào bài thuyết trình.

4, Thuyết trình (Present)

Lưu ý những điều sau để thể hiện rằng bạn là người có kỹ năng thuyết trình tốt.

  • Lựa chọn sử dụng từ ngữ, tông giọng phù hợp với nội dung bài thuyết trình.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
  • Sử dụng đạo cụ hoặc bản trình chiếu
  • Tự tin trong phần Cẩu hỏi và Trả lời. Nếu không thể trả lời ngay lập tức, hãy nói rằng sẽ trả lời lại khán giả sau qua email.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình

5, Cải thiện kỹ năng thuyết trình (Progress)


Mỗi tình huống là một cơ hội để tiến bộ và học hỏi. Sử dụng các mô hình phản hồi lũy tiến để đảm bảo lần sau bạn trình bày thậm chí còn tốt hơn. Trả lời 3 câu hỏi sau:

  • 3 điều đã làm tốt trong bài thuyết trình
  • 2 điều làm chưa tốt
  • 1 điểm quan trọng nhất có thể cải thiện vào lần sau

Kết: Cải thiện kỹ năng thuyết trình như thế nào?

Bằng cách chuẩn bị kĩ lưỡng, tự tin khi thuyết trình và luôn không ngừng học hỏi từ những lần thuyết trình, bạn sẽ không còn sợ nói trước đám đông. Dù môi trường giáo dụng hay công sở, kỹ năng thuyết trình đều rất quan trọng, sinh viên cần tập trung phát triển.

Một trong những kỹ năng mềm khác mà sinh viên cần biết khi mới đi làm là kỹ năng giao tiếp nơi công sở. Bạn có thể tham khảo 6 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp.